Nguyên tắc vận hành xe nâng

I- YÊU CẦU:

Người vận hành xe nâng hạ phải qua đào tạo và cần có:
– Trang bị bảo hộ lao động, chân mang giày, dép có quai hậu (tránh giày, dép dễ bị trơn, trượt).
– Trang bị đồ dùng sơ cứu.
– Có kiến thức, sử dụng các dụng cụ phòng cháy chữa cháy.

II- KHI VẬN HÀNH:

Xe nang

– Tại vị trí làm việc bình thường của người vận hành và trong vùng tiếp cận của đường vào, đường ra không được có cạnh bén nhọn hay góc sắc nhọn.
– Xe nâng phải được trang bị cơ cấu bảo vệ nhằm tránh các khởi động không mong muốn từ những người không có thẩm quyền.
– Các bộ phận, chi tiết được trang bị cho những xe nâng có người điều khiển đi bộ cùng với xe và những xe nâng có người điều khiển trên xe thì không được đổi lẫn cho nhau.
– Tất cả các xe nâng loại đứng điều khiển và xe nâng loại có người điều khiển đi bộ cùng với xe phải có phanh tác động tự động. Phanh này có thể sử dụng tốt như phanh tay.
– Nếu xe nâng bố trí nhiều vị trí điều khiển thì sự hoạt động của cơ cấu điều khiển chỉ chịu tác động của 01 vị trí điều khiển tại một thời điểm (ngoại trừ cơ cấu tắt khẩn cấp).
Cơ cấu điều khiển tốc độ hoạt động của xe phải được thiết kế sao cho khi có sự tác động tăng đối với cơ cấu điều khiển tốc độ sẽ làm tăng tốc độ di chuyển của xe và khi không còn tác động vào cơ cấu này thì tác động phải trả về không.
– Các xe nâng dẫn động bằng động cơ đốt trong phải được trang bị bộ phận an toàn nhằm tránh không cho động cơ khởi động được khi bộ truyền động (hộp số) bị kẹt.
– Các xe nâng có người điều khiển đi bộ cùng với xe loại 01 tốc độ khi hoạt động không được di chuyển quá tốc độ 0,5 km/h và gia tốc 0,5 m/s2 và chỉ được thiết kế cho chiều cao nâng thấp.
– Các xe nâng có người điều khiển đi bộ cùng với xe có tốc độ thay đổi, khi hoạt động không được di chuyển tốc độ quá 6 km/h và phải kiểm soát được tốc độ di chuyển bằng chân người vận hành.
– Với xe nâng loại đứng điều khiển, chỉ được thiết kế với tốc độ di chuyển trên nền không quá 16 km/h.
– Khi có sự cố mất nguồn dẫn động, phanh tác động tự động vẫn phải hoạt động được bình thường.
– Nếu xe nâng có lắp khóa vi sai điều khiển bằng bàn đạp chân, khi nhả bàn đạp chân sẽ khóa bộ vi sai.

Trong quá trình sử dụng thiết bị nâng, cấm:

– Người lên hoặc xuống thiết bị nâng khi thiết bị đang hoạt động.
– Người ở trong vùng hoạt động của thiết bị nâng.
– Nâng hạ và chuyển tải khi có người đứng ở trên tải.
– Nâng tải trong tình trạng tải chưa ổn định hoặc móc tải không cân, thiếu móc.
– Nâng tải bị vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, bị liên kết với các vật khác.
– Chuyển hướng chuyển động của các cơ cấu khi cơ cấu chưa ngừng hẳn.
– Cẩu với, kéo lê tải.
– Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng hạ tải.

Thiết bị nâng tải phải ngừng hoạt động khi tình trạng kỹ thuật không được đảm bảo, đặc biệt khi phát hiện:

– Các vết nứt ở những chỗ quan trọng của kết cấu kim loại;
– Phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng;
– Móc, cáp, tang bị mòn quá giá trị cho phép, bị rạn nứt hoặc có những hư hỏng khác;
– Đường ray của thiết bị nâng bị hỏng hoặc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
– Khi cấp tải và dỡ vật liệu cho các phương tiện vận tải phải đảm bảo an toàn cho các phương tiện.
– Người buộc hoặc tháo móc tải chỉ được phép đến gần khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 01 (một) mét tính từ mặt sàn chỗ người đứng.
– Không di chuyển tải khi khoảng cách từ tải tới các vật phía dưới nhỏ hơn 0,5 mét. Không được dùng dầu trục để đẩy, kéo các thiết bị khác.