Sau thời gian dài sử dụng (ví dụ như cho thuê xe nâng) chắc chắn cần phải bảo dưỡng xe nâng điện đứng lại để đảm bảo hiệu quả hoạt động, nên thực hiện bảo dưỡng toàn bộ định kỳ 2 tháng/lần. Tham khảo quy trình 4 bước bảo dưỡng xe nâng điện đứng lái đúng kỹ thuật dưới đây để biết thiết bị của bạn đã được “chăm sóc” đúng cách và đầy đủ hay chưa.
Xe điện đứng lái có khá nhiều ưu điểm vượt trội như tính an toan, khung sườn chắc chắn, động cơ mạnh mẽ, thiết kế gọn nhẹ thích hợp kho xưởng lối đi hẹp. Chính vì thế, loại xe nâng này được ưa chuộng khá phổ biến.
Bước 1: Bảo dưỡng bên ngoài xe nâng hàng đứng lái
– Kiểm tra toàn diện bên ngoài xe nâng hàng đứng lái bao gồm vòng bi, áp suất lốp xe.
– Bảo dưỡng dây xíc tải, vệ sinh bằng dầu DO, châm mỡ bò toàn bộ dây xích.
– Kiểm tra độ trùng của dây xích ở mức vừa phải, vít chặt 2 ốc gắn xích ngược chắc chắn.
– Bảo dưỡng con lăn nâng lên hạ xuống, vệ sinh và bôi mỡ bò để hoạt động trơn tru.
– Kiểm tra toàn bộ hệ thống dẫn dầu nhớt thủy lực, nếu phát hiện có rò rỉ cần thay mới đường dây hoặc sửa chữa ngay lập tức.
– Bảo dưỡng hệ thống thủy lực: thủy lực nâng hạ, thủy lực đẩy và kéo giàn nâng ra vào, thủy lực hỗ trợ càng nâng gật gù đảm bảo không bị xì dầu nhớt.
– Kiểm tra hệ thống dây dẫn điện của đèn chiếu, còi.
Bước 2: Bảo quản acquy xe nâng hàng đứng lái
– Thường xuyên kiểm tra mức nước trong acquy bằng cách kểm tra từng ngăn của acquy, nếu thấy thiếu cần châm thêm nước bằng dung dịch Axit loãng ( tỷ lệ 0,02%).
– Tuyệt đối không châm nước Axit dùng cho đổ lần đầu ở Acquy mới vì nồng độ Axit trong bình Acquy sẽ đậm đặc dẫn đến nhanh hư hỏng và sự tích điện sẽ giảm. mưa( hứng bằng thau nhựa, bảo đảm không có tạp chất) để châm Bình Acquy.
– Tuyệt đối không sử dụng nước khoáng hoặc các loại nước có lẫn tạp chất kim loại để châm thêm vào Bình Acquy.
– Lau chùi sạch sẽ, khô ráo các cọc bình Acquy phòng tránh hiện tượng ẩm ướt bề mặt cọc có thể dẫn điện giữa các cọc gây ra hiện tượng chập nhẹ rất khó phát hiện.
– Đảm bảo sự chắc chắn giữa đầu đấu nối Acquy và dây dẫn vào hệ thống máy, tránh phát sinh tia lửa điện đánh cháy cọc bình Acquy và dây dẫn do tiếp xúc kém khi xe nâng vận hành.
Bước 3: Bảo dưỡng trong buồng máy phía trước
– Buồng máy phía trước xe nâng đứng lái cần được kiểm tra thường xuyên bằng thao tác đẩy dàn nâng về phía trước hết cỡ, tháo 2 chiếc Bu lông phía trước thân xe, giáp giàn nâng và nhấc tấm che ở phía trước ra.
– Sử dụng vòi hơi hoăc chổi lông loại nhỏ vệ sinh sạch sẽ buồng máy, luôn đảm bảo bộ phận này khô ráo.
– Không để các loài gặm nhấm hoặc côn trùng như chuột, kiến , gián làm tổ trong buồng máy
– Nếu không sử dụng xe nâng hàng đứng lái trong thời gian dài cần bảo quản nơi khô thoáng, tránh các nguồn nhiệt ẩm.
Bước 4: Bảo dưỡng trong buồng máy phía sau
– Buồng máy phía sau kích thước rộng hơn và chứa hầu hết các bộ phận quan trọng nên khi bảo dưỡng cần hết sức cẩn thận, nhẹ nhàng vệ sinh từng góc nhỏ.
– Các khớp nối ở buồng máy sau phải được tra mỡ bò cẩn thận, nếu thấy hiện tượng đóng keo cần rửa sạch bằng dầu DO sau đó châm lại mỡ bò mới.
– Lau chùi sạch sẽ đĩa phanh, tuyệt đối không châm mỡ bò hoặc dầu nhớt lên đĩa phanh, má phanh vì sẽ làm mất phanh.
– Bên cạnh việc vệ sinh lau chùi và châm mỡ bò khớp nối, bạn không nên tháo rời bất cứ bộ phận nào trong buồng máy phía sau.
– Sau khi bảo dưỡng buồng máy phía sau xong, chúng ta đóng cửa, cài chốt chắc chắn ngay để tránh các loại côn trùng khác thâm nhập buồng máy.