Trong các kho hàng hóa, bến cảng, công trường xây dựng không thể thiếu các thiết bị xe nâng hạ. Có đa dạng loại xe nâng hàng hóa thuộc vô vàn thương hiệu trên thị trường để khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, cần biết rõ ưu nhược điểm từng loại ra sao để chọn được thiết bị tối ưu nhất với nhu cầu sử dụng.
1. Xe nâng ga
Ưu điểm:
– Dễ dàng điều khiển, quản lý hơn xe nâng xăng.
– Tiếng ồn thấp, lượng tiêu thu nhiên liệu ít hơn so với xe nâng dầu cùng loại.
– Có khả năng hoạt động liên tục trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo hiệu suất công việc.
Nhược điểm:
– Nhiên liệu sử dụng cho xe nâng ga đắt tiền làm gia tăng chi phí sản xuất.
2. Xe nâng dầu:
Ưu điểm:
– Thích nghi tốt trong nhiều điều kiện về môi trường, phạm vi làm việc khá rộng.
– Xe nâng dầu được sử dụng khá phổ biến, dễ sửa chữa.
– Thời gian làm việc trong thời gian lâu, có thể hoạt động liên tục 3 ca mà không gây giảm hiệu suất công việc.
Nhược điểm:
– Xoay trở nằm trong phạm vi hẹp yếu. Bình thường, một chiếc xe nâng dầu loại 2,5 tấn cần một khoảng cách 3,985 mm để có thể quay ngang 90° với Pallet hàng hóa có kích thước 1,000 x 1,100 mm.
– Tiếng ồn động cơ của xe nâng dầu khá to, lượng khí thải thoát môi trường ra nhiều.
3. Xe nâng xăng
Ưu điểm:
– Hoạt động liên tục trong thời gian lâu dài, có khả năng làm việc liên tục 3 ca mà không giảm hiệu suất công việc , môi trường làm việc biến đổi đa dạng.
– Tiếng ồn, khí thải được giảm đáng kể so với xe dầu cùng loại nên khá thân thiện với môi trường.
– Sử dụng phổ biến, dễ dàng sửa chữa như xe dầu.
Nhược điểm:
– Lượng tiêu thụ nhiên liệu khá lớn, tăng chi phí đầu tư cho nhiên liệu liên tục.
4. Xe nâng điện đứng lái:
Ưu điểm:
– Chuyên dụng cho các không gian chật hẹp, di chuyển hàng hóa trong kho hàng nhỏ, lối đi không quá rộng. Sử dụng một xe nâng điện đứng lái, có thể làm việc trong không gian tầm 2,700 mm.
– Là loại xe nâng hàng hóa thích hợp trong hệ thống kho có chứa nhiều kệ hàng hóa.
Nhược điểm:
– Xe nâng điện đứng lái rất khóa xoay xở trên các bề mặt gồ ghề do cấu tạo hệ thống bánh xe có đường kính nhỏ.
– Nền nhà xưởng cần đạt yêu cầu bằng phẳng.
– Khi xe nâng điện đứng lái di chuyển trên mặt bằng quá rộng, phần bánh xe tiêu hao là rất đáng kể.
5. Xe nâng điện 3 bánh
Ưu điểm:
– Đây là loại xe nâng có tính chất đa năng nhất.
– Có thể làm việc trong môi trường đa dạng.
– So với xe điện loại 1,5 tấn 4 bánh cần khoảng 3,9 mét để hoạt động thì xe nâng điện 3 bánh chỉ cần tầm 3,4 mét.
Nhược điểm:
– Tuổi thọ bị giảm đáng kể đồng thời các con công suất cũng sẽ bị hỏng nếu mêu trường làm việc có độ dốc quá cao. Điều này gà như đúng với mọi trường hợp.
– Yêu cầu về không gian hoạt động cũng như xe nâng dầu hoặc xe nâng xăng gas
– Thời gian sử dụng xe nâng điện 3 bánh khá ngắn, thông thường xe nâng điện chỉ phù hợp để hoạt động cho những ca làm việc 8h/ngày. Nếu cần sử dụng nhiều hơn khoảng thời gian đó cần phải chuẩn bị thêm bình xạc dự phòng cũng như hệ thống pa-lăng để thay thế bình điện.
6. Xe nâng điện 4 bánh:
Ưu điểm:
– Khả năng làm việc trong một môi trường kho bãi rộng lớn.
– Tiết kiệm được hiệu quả chi phí nhiên liệu do sử dụng điện rẻ hơn nhiều so với các loại nhiên liệu khác.
– Hầu như không phát sinh tiếng ồn lớn và khí thải, thích hợp sử dụng cho các công ty sản xuất thực phẩm và các công ty đạt chứng nhận ISO14001.
– Dễ dàng khi bảo dưỡng, vì ngoài bình điện cần châm nước định kỳ thường xuyên và hệ thống thủy lực, xe nâng điện 4 bánh không yêu cầu bảo dưỡng thêm bất cứ hạng mục gì.
Nhược điểm:
– Chỉ phù hợp cho các ca làm việc 8h/ngày, muốn sử dụng nhiều hơn cần chuẩn bị thêm bình sạc điện dự phòng và hệ thống pa-lăng để thay thế bình điện.
– Không gian hoạt động yêu cầu rộng tương tự xe nâng dầu hoặc xe nâng xăng gas
– Trong hầu hết các trường hợp làm việc, nếu môi trường có độ dốc cao, xe nâng điện 4 bánh thường xuyên bị hư các con CÔNG SUẤT và đồng thời tuổi thọ bình điện giảm đáng kể.